Cục Bảo vệ thực vật bác tin ‘nông sản ùn tắc tại cửa khẩu’

Ông Lê Anh Trung, Giám đốc Đối ngoại của Tập đoàn Vạn Hòa Holding (TP.HCM), chia sẻ doanh nghiệp này đang có khách hàng là các chuỗi, hệ thống siêu thị chợ đầu mối lớn nhất Trung Quốc. Biên tập: Hủ ky 179

Giá sầu riêng tăng quá cao, nhiều đối tác Trung Quốc muốn giảm đơn hàng

Giá sầu riêng tăng quá cao khiến doanh nghiệp xuất khẩu lo lỗ vốn
Giá sầu riêng tăng quá cao khiến doanh nghiệp xuất khẩu lo lỗ vốn

Để nâng cao năng suất, chất lượng xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp đang củng cố, phát triển chuỗi logistics vận chuyển hàng hóa nhằm tiết giảm được chi phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh.

Đối với sầu riêng, Tập đoàn Vạn Hòa Holding có hợp đồng cam kết cung ứng khoảng 20.000 tấn cho đối tác, khách hàng Trung Quốc. Nhưng giá sầu riêng hiện nay đã tăng quá cao, một số đối tác, khách hàng Trung Quốc đã có động thái muốn cắt giảm đơn hàng.

Để duy trì cam kết thu mua cho nông dân và đảm bảo uy tín với đối tác Trung Quốc, doanh nghiệp thậm chí phải chấp nhận bù lỗ sau mỗi chuyến hàng xuất khẩu. Nhưng càng làm thì sẽ càng thua lỗ và nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp này sẽ không thể đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho nông dân như cam kết.

Cũng theo thông tin tại diễn đàn, giá sầu riêng tại Đắk Lắk đang dao động từ 70.000 – 75.000 đồng/kg và đã giảm sau thời gian đạt đỉnh đầu vụ từ 90.000 – 95.000 đồng/kg. Nguyên nhân là hiện nay sầu riêng đã vào chính vụ, sản lượng nhiều hơn nên giá giảm theo. Trong khi đó, sức tiêu thụ sầu riêng cũng giảm nên có tình trạng các nhà vườn hối thúc thương lái cắt hàng trong khi đó nhiều vựa đang tạm ngưng thu mua.

Còn theo ông Vũ Ngọc Huy, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Dũng Thái Sơn, giá sầu riêng thu mua đầu vào ở Việt Nam đang cao hơn giá thu mua tại các chợ đầu mối bên Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải hoạt động cầm chừng, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.

Ông Huy cũng cho biết, giá sầu riêng tăng quá cao nên hiện nay doanh nghiệp này chỉ hoạt động 40% công suất. “Giá sầu riêng cao nên doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị lỗ. Ở Đắk Lắk hiện nay có khoảng 50% doanh nghiệp đóng cửa không hoạt động”, ông Huy nói.

Chia sẻ góc nhìn về nguyên nhân “loạn giá” sầu riêng, ông Nông Ngọc Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cánh đồng vàng (Lạng Sơn), cho rằng thực tế hiện nay có một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không hiểu biết về sầu riêng nhưng thi nhau làm mặt hàng này, nâng giá làm xáo trộn ngành sầu riêng, đây chính là biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

Ông Trung cho rằng, với tiềm năng, nhu cầu rất lớn về sầu riêng của thị trường Trung Quốc thì các doanh nghiệp cần bắt tay, đồng hành để tăng xuất khẩu thay vì cạnh tranh nhau về giá cả.

Cũng tại diễn đàn, ông Nông Ngọc Trung kiến nghị, để gia tăng giá trị xuất khẩu sầu riêng ở thị trường Trung Quốc trong những năm tới, các doanh nghiệp nên tập trung đầu tư công nghệ để thúc đẩy chế biến các sản phẩm từ sầu riêng khi đây là mảng các doanh nghiệp Việt Nam yếu hơn Thái Lan tại thị trường Trung Quốc.

Nguồn: https://thanhnien.vn/gia-sau-rieng-tang-qua-cao-nhieu-doi-tac-trung-quoc-muon-giam-don-hang-185230911185802988.htm

Thị trường xuất khẩu. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) khẳng định hoạt động xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu vẫn diễn ra bình thường, không bị ùn tắc vì kiểm dịch thực vật.

Ngày 12.9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho biết, Cục Bảo vệ thực vật đã có thông báo về tình hình kiểm dịch thực vật đối với nông sản xuất khẩu qua các cửa khẩu đang diễn ra bình thường, không có hiện tượng ùn tắc.

Thông báo của Cục Bảo vệ thực vật đã giải thích rõ hơn về quyết định tạm ngưng sử dụng một số mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng, chuối, thanh long có trong danh sách của Tổng cục Hải quan Trung Quốc phát hiện các lô hàng vi phạm kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu sang nước này.

Để thực hiện quy định tại các nghị định thư xuất khẩu nông sản của Việt Nam với nước nhập khẩu về việc xử lý các trường hợp không tuân thủ điều kiện về kiểm dịch thực vật nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo các địa phương thông báo, áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật để các doanh nghiệp, mã số cơ sở đóng gói, vùng trồng tạm ngừng và rà soát nhằm xác định rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp.

Sau đó, các đơn vị đang sở hữu mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phải hoàn thiện báo cáo khắc phục gửi Cục Bảo vệ thực vật để tổng hợp, thông tin đến Tổng cục Hải quan Trung Quốc theo đúng các điều khoản ký trong nghị định thư.

Trong trường hợp các đơn vị không thực hiện tuân thủ quy định rà soát này, cơ quan kiểm dịch thực vật ở cửa khẩu sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt khi có chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật.

Theo đó, Cục Bảo vệ thực vật khẳng định, hoạt động xuất khẩu nông sản ở các cửa khẩu đang diễn ra bình thường, không bị ùn tắc do kiểm dịch thực vật.

Cục Bảo vệ thực vật cũng khẳng định, các biện pháp thực hiện nêu trên là rất cần thiết, đúng thông lệ quốc tế, các quy định trong nghị định thư mà Việt Nam đã ký kết nhằm giảm nguy cơ nước nhập khẩu áp dụng biện pháp tạm ngưng không thời hạn hoặc dừng nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp tới thương mại hai bên và uy tín hàng hóa nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết sau khi nhận thông báo đối với các lô hàng vi phạm về kiểm dịch thực vật từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã có thông báo chi tiết danh sách các mã số vi phạm đến các địa phương.

Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu, trong thời gian này, các đơn vị phải tạm ngưng sử dụng các mã số có vi phạm để thực hiện việc rà soát, nhưng đối với các lô hàng đã ra đến cửa khẩu thì vẫn thực hiện các thủ tục kiểm dịch thực vật để xuất khẩu bình thường.

Nguồn: https://thanhnien.vn/cuc-bao-ve-thuc-vat-bac-tin-nong-san-un-tac-tai-cua-khau-do-kiem-dich-185230912094742235.htm

THÔNG TIN LIÊN HỆ – HỦ KY 179
Địa chỉ: B5/23 Trần Đại Nghĩa, Ấp 2, X.Tân Kiên, H.Bình Chánh, TP.HCM
Điện thoại: 096 1750 129
Website: ngochannice.com
5/5 - (1 bình chọn)
Back to top